Home » » Đặc điểm của ruồi

Đặc điểm của ruồi

Written By Buồn thế on Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019 | 06:11

Lưới chống côn trùng Hoàng Minh sẽ mang đến cho các bạn những thông tin về đặc điểm của ruồi. Sau đây sẽ là nội dung của bài viết xin mời các bạn cùng theo dõi.


Đặc điểm của ruồi


Vòng đời.


Vòng đời của chúng trải qua 4 giai đoạn: trứng, dòi, nhộng và ruồi trưởng thành. Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường mà từ trứng nở thành ruồi trưởng thành thường mất từ 3 – 5 ngày. Ruồi trưởng thành có đời sống khoảng 1-2 tháng, ở điều kiện thích hợp có thể sống đến 3 tháng.



Ruồi nhà có sức sinh sản khá nhanh và mạnh, ruồi cái có thể đẻ đến 150 trứng trong vòng 5-6 ngày. Nên quần thể ruồi nhà có thể bùng phát số lượng trong vòng vài tuần.

Trứng ruồi thường được sinh thành khối trên chất hữu cơ như phân bón, rác rưởi. Trứng sau khi đẻ sẽ nở trong vòng vài giờ. Dòi non chui lúc nhúc trong phân và rác rưởi. Dòi ruồi dài và mảnh, màu trắng, không có chân, phát triển rất nhanh, lột xác 3 lần rồi thành nhộng.

Giai đoạn nhộng thường kéo dài từ 2-10 ngày, đến ngày cuối, ruồi con đẩy mở đỉnh của bao nang nhộng, xé bao nang và chui ra ngoài. Ngay sau khi nở, ruồi giang cánh để khô và cứng cơ thể. Chỉ vài ngày sau khi nở, ruồi có thể sinh sản.


Một số tập tính của ruồi.


Ruồi trưởng thành có màu xám đen, dài 6 -9 mm và có 4 sọc đen kéo dài trên tấm lưng của các đốt ngực. Kiểu miệng liếm hút. Cả ruồi đực và cái đều ăn tất cả thức ăn, rác rưởi, chất thải của người và cả phân động vật. Nước là chất thường ngày không thể thiếu của ruồi, ruồi sẽ chết nếu sau 48 giờ không hút nước.

Một ngày ruồi cần ăn 2-3 lần, hoạt động chủ yếu vào ban ngày khi chúng ăn và giao phối, về đêm bình thường ruồi đậu yên. Ban ngày, khi không tìm thức ăn, ruồi thường trú đậu ở sàn nhà, tường, trần nhà, cũng như ngoài bờ rào, gần nhà xí, thùng rác, dây phơi quần áo, thảm cây thấp …

Ruồi thường tập trung ở các điểm tìm kiếm thức ăn, nơi giao phối, nơi đẻ trứng và nơi trú đậu. Ban đêm ruồi ưa đậu ở trần nhà và những cấu trúc treo cao khác, nhìn chung gần với nơi kiếm ăn, nơi đẻ và tránh được gió.

Khi ruồi nhiều quá nó sẽ gây rất khó chịu cho con người làm việc và nghỉ ngơi. Ruồi với chất bẩn mang trên thân, chân, vòi … làm bẩn nhà cửa, đồ đạc. Sự có mặt của chúng là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh, chúng mang mầm bệnh khi kiếm ăn, có thể dính bề mặt ngoài cơ thể ruồi và có thể được nuốt vào trong dạ dày với thức ăn. 

Bệnh được truyền đến người khi ruồi tiếp xúc với người và thức ăn. Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống …

Những bệnh do loài côn trùng này gây ra như kiết lỵ, ỉa chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong.

Mọi thông tin cần tư vấn hay cần mua sản phẩm các bạn có thể truy câp: http://cualuoihoangminh.com/ hoặc liên hệ trực tiếp theo địa chỉ cuối bài viết.

Rất hân hạnh được phục vụ !

Trụ sở chính:
Số 25B, ngõ 307 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

0 nhận xét:

Đăng nhận xét